Gà H’Mông Bản Địa – Giống Gà Quý Hiếm Núi Rừng Tây Bắc

Gà Hmong bản đại giống gà quý hiếm núi rừng tây bắc

Gà H’Mông bản địa là giống quý hiếm nổi tiếng của vùng rừng núi Tây Bắc nước ta. Chúng được người dân nuôi với những tập quán khác biệt so với những loại thông thường khác. Để tìm hiểu rõ hơn về giống gà đặc biệt này các bạn có thể theo dõi thông tin được Alo789 chia sẻ dưới đây.

Gà H’Mông bản địa là gì?

Gà H’Mông bản địa hay gà đen H’Mông, Mông đen, gà Mèo. Loại này toàn thân có màu đen từ da, thịt, xương cho đến phủ tạng. Và điểm nổi bật nhất của chúng so với các giống khác đó là chân chỉ có 4 ngón cân đối với nhau.

Gà Mông đen là đặc sản nổi tiếng của người H’Mông ở vùng núi Tây Bắc và có giá trị kinh tế rất cao. Ngoài việc nuôi lấy thịt chúng còn được chăm sóc để làm cảnh bởi rất dễ nuôi do có sức đề kháng cao.

Hiện nay có rất nhiều loại gà H’Mông bản địa với ngoại hình, màu lông khác nhau như đen tuyền, trắng và hoa mơ. Trong đó đen tuyền và hoa mơ là phổ biến nhất và chúng thường được dùng nuôi để làm cảnh.

Đặc điểm của gà H’Mông bản địa

Đặc điểm của gà hmong bản địa
Đặc điểm của gà hmong bản địa

Thông qua những đặc điểm nổi bật mà ta có thể nhận biết giống gà này một cách chính xác. Cụ thể sẽ là:

Ngoại hình nổi bật của gà H’Mông bản địa

Gà H’Mông sở hữu ngoại hình lạ lùng nên rất dễ nhận biết. Về trọng lượng con trống có cân nặng trung bình từ 3 – 4 kg còn gà mái sẽ từ 1.5 – 2kg. Mào râu, mào cờ dài dựng đứng là đặc điểm nổi bật của giống gà này.

Điểm đặc biệt về ngoại hình đối với giống gà này đó là màu đen tuyền đặc trăng. Cơ thể từ ngoài vào trong ngũ tạng đều duy nhất một màu. So với những giống khác thì loại này chỉ có 4 ngón chân.

Khả năng sinh sản

Điểm mạnh của giống gà này đó chính là khả năng sinh sản. Sau khoảng 5 tháng nuôi với trọng lượng từ 1.8 – 2.2kg gà H’Mông bản địa bắt đầu đẻ trứng. Điều này sẽ được tiếp tăng trưởng theo thời gian thông qua các tuần, chu kỳ đẻ.

Năng suất trứng của gà Mông đạt khoảng 30 tuần và giảm dần theo kỳ ấp nhưng vẫn được duy trì tương đối ổn định. Khi ở 60 tuần tuổi, chúng có thể sản sinh 92 quả trứng/chu kỳ. Đây được xem là con số ấn tượng với hiệu quả kinh tế cao cải thiện cuộc sống cho người dân.

Điểm khác biệt của gà H’Mông bản địa với các loại khác

Đặc điểm của gà hmong bản địa
Đặc điểm của gà hmong bản địa

So với những giống khác, gà H’Mông bản địa có nhiều điểm khác nhau. Việc phân biệt sẽ giúp các bạn có được sự lựa chọn chính xác tránh nhầm lẫn.

Phân biệt với gà nuôi

Gà Mông đen hiện có nhiều chủng loại riêng biệt và về cơ bản chúng đều có những điểm giống nhau rất khó có thể phân biệt và điều này khiến nhiều người nhầm lẫn. 

Sự khác nhau giữa gà H’Mông bản địa và gà nuôi được nhận biết như sau:

  • Trọng lượng: Cân nặng của gà bản địa thường nhiều hơn so với gà nuôi. Bởi chúng được lai tạo với giống khác của Viện nghiên cứu nên chất lượng thịt không đảm bảo.
  • Về chất lượng: Gà Mông đen do chăn thả tự nhiên nên thịt thường cứng, săn chắc hơn. Trong đó gà nuôi thịt bị nhão độ ngọt và mùi vị không bằng giống thuần chủng.
  • Ngoại hình: Gà Mông đen có mào dâu, mào cờ, chân 4 ngón được sắp xếp cân đối. Lông có 3 màu phổ biến đen, trắng và hoa mơ. Để nhận biết họ sẽ xem lưỡi, lông gần gốc cánh. Phần xương đen sau khi cao đi sẽ cho ra lớp trắng ở bên trong.

Điểm khác nhau của gà Mông đen với gà ác

Gà ác cùng là giống có thịt và xương đen nhưng màu sắc cũng có sự riêng biệt. Để phân biệt gà H’Mông bản địa với chúng các bạn hãy căn cứ theo những điểm dưới đây:

  • Gà ác có lông xù không mượt, mào đỏ và phía trên có thêm lông. Chúng có 5 ngón chân còn Mông bản địa là 4 ngón được xếp cân đối với nhau.
  • Gà H’Mông tất cả đều có màu đen tuyền và để phân biệt bạn hãy xem lưỡi, lông gần cánh để xem phía trong.
  • Gà ác thịt có màu đen nhưng vị hơi tanh do chế độ nuôi có điểm khác so với H’Mông bản địa. Gà Mông đen thịt thơm ngon, thường dùng để chữa bệnh.

Cách chăn nuôi gà H’Mông bản địa đạt chuẩn

Cách chăn nuôi gà Hmong bản địa chuẩn
Cách chăn nuôi gà Hmong bản địa chuẩn

Gà H’Mông bản địa có sức đề kháng cao cho nên khi nuôi thường rất ít khi mắc bệnh. Nhưng để đảm bảo chất lượng, cho năng suất cao các bạn cần có cách nuôi đạt chuẩn.

Hệ thống sưởi

Trước khi bắt giống về nuôi khoảng 5 – 7 ngày bạn nên vệ sinh, phun sát khuẩn chuồng trại. Máng ăn, uống nước cũng thau rửa sạch sẽ. Hệ thống bóng đèn sưởi ấm, bạt che để tạo nên môi trường phát triển tốt nhất cho gà con. Hãy luôn đảm bảo tiêu chí ấm áp mùa đông, thông thoáng vào mùa hè.

Mật độ gà theo độ tuổi

Việc chăm sóc cho gà H’Mông bản địa cũng có sự đảm bảo về diện tích sinh hoạt. Các chủ nuôi có thể áp dụng theo mật độ như sau:

  • Gà từ 1 – 7 tuần tuổi: Bố trí mật độ từ 15 – 20 con/m2.
  • Từ 8 – 20 tuần: 7 – 10 con/m2.
  • Từ > 20 tuần: 3 – 4 con/m2.

Chuồng có sàn được làm bằng lưới thì gà từ 1 – 3 tuần tuổi sẽ bố trí mật độ từ 40 – 50 con/m2. Khi gà lớn hơn một chút từ 4 – 12 tuần hãy phân bố 10 – 12 con/m2.

Yêu cầu chuồng nuôi

Chuồng nuôi gà Mông đen nên để cao ráo, tránh những nơi ẩm thấp, trũng nước. Xung quanh nếu có cây cỏ cần phải phát quang tránh muỗi, sâu bọ gây bệnh. Các bạn có thể dùng rơm rạ để độn cho chuồng với độ dày từ 5 – 7cm. Lưu ý trước khi dùng hãy khử khuẩn bằng dung dịch formol 2%.

Thức ăn cho gà

Về vấn đề thức ăn cho gà H’Mông bản địa bạn có thể kết hợp giữa tự nhiên và công nghiệp. Hãy chọn cám để đảm bảo độ tươi ngon, săn chắc cho thịt. bổ sung khoáng chất, rau xanh và vitamin để gia tăng sức đề kháng. Trong giai đoạn tăng trưởng phát triển chủ nuôi cần bổ sung lượng thức ăn phù hợp, cung cấp thêm mồi tươi như giun, dế, cào cào,… Phải luôn cung cấp đủ nước, thường xuyên thay mới, thức ăn không bị ôi thiu ẩm mốc.

Đối với gà từ 1 – 21 ngày tuổi hãy cho ăn cả ngày và đêm để phát triển trong lượng nhanh chóng. Trang bị bóng đèn giúp gà sưởi ấm và kích thích chúng ăn nhiều hơn. Từ ngày 22 trở đi nếu thời tiết khô ráo, ấm áp cho gà ra ngoài, việc chạy nhảy sẽ giúp chất lượng thịt được đảm bảo hơn.

Trong quá trình chăm sóc bạn nên sắp xếp khay ăn, máng nước thích hợp. Đối với máng nước hãy dùng loại có nắp chụp trên đầu để tự điều chỉnh dần xuống. Nếu sử dụng loại 1.5 lít thì cứ 100 con đặt 3 máng còn đối với 3.8 lít thì chỉ đặt 1 cái. Khay thức ăn thì làm bằng tôn hoặc nhựa với kích thước khoảng 3 x 50 x 80cm và cứ 100 con thì 1 cái.

Bài viết trên Alo789 chia sẻ một cách chi tiết về gà H’Mông bản địa. Có thể thấy đây là giống quý hiếm, đặc sản nổi tiếng của người dân khu vực Tây Bắc Việt Nam. Mong rằng các bạn hãy tìm hiểu kỹ lưỡng và có sự phân biệt chính xác tránh được nhầm lẫn khi chọn mua. Áp dụng phương pháp hiệu quả sẽ giúp chủ nuôi đạt được năng suất và hiệu quả kinh tế cao.